* Các bài trong danh sách dưới đây mình làm đều có liên quan đến nhau và tổng hợp tất cả các bài cùng với quá trình thực hành trước và sau khi hoàn thành giáo trình này từ các bạn đều cho mục đích cuối cùng đó là hoàn thiện các kỹ năng cơ bản về: nhịp, cảm âm, hòa âm, soạn intro/chuyển đoạn, cách phân tích bài để xử lý theo bản gốc hoặc soạn lại theo cách riêng.
———
► Giai đoạn 1: Thực hành các điệu đệm phổ biến để nắm nhịp 4/4, 3/4, 2/4, 6/8Thời gian dự kiến: xuyên suốt (tập song song kết hợp với các giai đoạn sau)Danh sách các bài theo thứ tự mình đã sắp xếp (Link rút gọn để tránh dài văn bản – 100% không có virus): http://bit.ly/2I3zhkx
* Các bạn có thể tham khảo thêm các kênh hướng dẫn khác trên Youtube để tích lũy càng nhiều điệu, càng nhiều cách đệm đa dạng càng tốt.
► Bài nối: Cách phân tích nhịp kết hợp nhịp chân (với những bài khó thì muốn làm chủ được cách đệm các bạn cần phải phân tích được tiết tấu nghe từ bản gốc và chia đúng cho số nhịp chân tương ứng với nhịp bài hát). Cách đọc nốt nhạc/tab và kết hợp của nốt giai điệu + tiết tấu đệm khi soạn đoạn dạo nhạc.
———
► Giai đoạn 2: Học và xem ví dụ về ứng dụng của nhạc lý trong cách bắt tone, dò hợp âm chủ, chuyển giọng nam/nữ, soạn intro, khái niệm về bậc để nhớ các vòng hợp âm thông dụng, cách đặt hợp âm và đặt lại (thêm, bớt) hợp âm từ bản gốc.
■ Hiểu về bậc và cách vận dụng vào vòng hòa âm
■ Cách bắt tone bài hát
■ Luyện cảm âm dò nốt nhạc
■ Cấu tạo hợp âm trưởng thứ (quan trọng)
■ Hòa âm với hợp âm 3
■ Ứng dụng hợp âm cách nhau quãng 4 để đặt lại hợp âm
■ 3 bước căn bản để tạo intro cho bài hát
■ Tăng giảm tone cho giọng nam và giọng nữ
■ Đặt hợp âm cho bài hát theo cảm nhận riêng
■ Quy tắc bấm hợp âm trưởng ngăn cao
■ Quy tắc bấm hợp âm thứ ngăn cao
Thời gian dự kiến: xuyên suốt (tập song song với giai đoạn 3, sau một thời gian thực hành qua các bài hát cụ thể do chính bạn đệm, bạn sẽ nắm được cách vận dụng những kiến thức đã học)
———
► Giai đoạn 3: Soạn hoàn chỉnh các bài hát bạn yêu thích gồm: Intro, tiết tấu lời 1, tiết tấu chuyển qua đoạn 2, tiết tấu đoạn 2, dồn nhịp điệp khúc, đoạn dạo giữa bài, lặp lại các lời như phần đầu, outro.
Ví dụ như mình soạn đệm bài này:
* Giai đoạn này các bạn cần chất lượng chứ không cần số lượng, đến một giai đoạn nhất định khi bạn đã soạn được kha khá bài, các nhịp phổ biến đã vững nhờ chân giữ nhịp (tập lâu các bạn sẽ nhận thấy chân của chúng ta sẽ tự động làm quen với giai điệu bài hát và phân tích rất nhanh như đâu là phách mạnh, nhẹ, nhịp của bài hát là 4/4, 3/4 hay 6/8…).
Để giai đoạn này đạt hiệu quả cao nhất, các bạn nên tập với band, ít nhất là có một bạn hát để khi đệm bạn có thể cảm nhận được các phần mình đã soạn nó như thế nào. Ngoài ra, bất cứ khi nào có thể, bạn hãy tập dò tone liên tục: bài hát mới ra, hàng xóm karaoke, list nhạc mình yêu thích, bất chợt nghe một bài hát hay, vv.
*** Phương pháp đặc biệt ***
+ Phương pháp cảm âm để đệm cho một bài hát mới:
+ 9 loại hợp âm ngăn cao thường dùng:
+ Các vòng hợp âm thông dụng:
[Một chút chia sẻ của mình…]
Sẽ rất khó giải thích nhưng mình chắc chắn rằng sau một thời gian thực hành những kiến thức căn bản theo trình tự trên, các bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong cách chơi guitar đệm hát của bạn. Sẽ có người nhanh, sẽ có người chậm nhưng theo mình thì việc tiến bộ từng ngày của bản thân là quan trọng nhất, hơn ai hết là chính bạn sẽ biết được: “Tại sao các Guitarist họ lại chơi hay như vậy và mình cần phải cố gắng như thế nào để đạt được trình độ đó”. Bạn sẽ không biết bạn chơi guitar hay như nào nếu như không đi vào thực hành, hướng đi đã có và mình tin là một ngày nào đó các bạn cũng như mình sẽ thực hiện được đam mê này.