Âm giai thứ (The Minor Scale)

Cấu trúc của một âm giai thứ: 1         1/2         1         1         1/2         1         1

* Với 1 là 1 cung = 2 ngăn trên cần đàn và 1/2 là nửa cung = 1 ngăn trên cần đàn

am-giai-la-thu

Âm giai thứ có một mối quan hệ nhất định với âm giai trưởng đó là cùng chung hóa biểu (mỗi âm giai trưởng đều có một âm giai thứ tương ứng) hay còn gọi là song song. Vì thế ta có thể suy ra nhanh được một âm giai thứ song song từ âm giai trưởng bằng cách giảm âm chủ xuống một cung rưỡi. Ví dụ:

am-giai-thu-song-song
Âm giai Đô trưởng sẽ có âm gia thứ song song đó là âm giai La thứ (C // Am): từ C giảm 1 cung rưỡi sẽ là A
am-giai-si-thu-song-song
Hay âm giai Rê trưởng sẽ có âm gia thứ song song đó là âm giai Si thứ (D // Bm): từ D giảm 1 cung rưỡi sẽ là B

Phân loại âm giai thứ phổ biến có:

  • Âm giai thứ tự nhiên (Minor natural scale): thường dùng nhất (có cấu trúc như ở đầu bài)
  • Âm giai thứ hòa âm (Harmonic minor scale): thường dùng trong nhạc cổ điển và Pop (có cấu trúc như âm giai thứ tự nhiên nhưng ở bậc 7 tăng lên nửa cung để tạo âm thanh hút về âm chủ).
  • Âm giai thứ giai điệu (Melodic minor scale): thường dùng trong nhạc jazz (có cấu trúc như âm giai thứ tự nhiên nhưng ở bậc 6 và bậc 7 tăng lên nửa cung trong chuyển động đi lên, trong chuyển động đi xuống 2 nốt bậc 6 và bậc 7 lại giảm trở về 1/2 cung như ban đầu).

Trong phạm vi của giáo trình guitar lead cơ bản thì mình sẽ chủ yếu nói về âm giai thứ tự nhiên, với các âm giai thứ mở rộng khác, chúng ta sẽ nhắc đến sau khi tìm hiểu sâu trong từng dòng nhạc cụ thể.

Giống như âm giai trưởng, âm giai thứ cũng sẽ có 5 mẫu âm giai (vị trí) để chúng ta chơi guitar lead trên cần đàn gồm:

* Hình ảnh thể hiện vị trí của âm giai La thứ, với các âm giai thứ khác sẽ xê dịch lên xuống tương ứng với số ngăn trên cần đàn (các bạn có thể xem video để hiểu rõ hơn).

mau-am-giai-la-thu-1 mau-am-giai-la-thu-2 mau-am-giai-la-thu-3 mau-am-giai-la-thu-4 mau-am-giai-la-thu-5

Các bạn có thể tham khảo thêm video bên dưới để hiểu rõ hơn về phương pháp nhớ và suy ra các vị trí bấm của âm giai thứ trong guitar lead:

Tài liệu tham khảo:

Book: Learn & Master Guitar with Steve Krenz; Nhạc lý nâng cao (Nguyễn Hạnh)

image guitarforanyone.com

Comments

comments

Tagged , , , , ,

3 thoughts on “Âm giai thứ (The Minor Scale)

  1. Bài VIẾT VỀ 5 mẫu BẤM CỦA tất cả các âm giai TRƯỞNG Mình hiểu ĐƯỢC và viết ra giấy vì 5 mẫu bấm của âm giai trưởng nằm ở CÁC bậc 1-2-3-5-6 mình gắn các MODE theo thứ tự vào Là ra…Nhưng sang 5 mẫu bấm của các âm giai thứ MÌNH không hiểu ĐƯỢc Các Thế bấm nó nằm ở bậc MẤY Để mình Gắn các mode VÀO…Ở đâu cũng chỉ LÀM 5 thế Bấm Tone (C) VÀ (AM) xong bảo suy diễn ra theo MẪU…Nhưng mình suy mãi mà nó cứ rối… Mong bạn GIải đáp cho mình thắc mắc này

    1. 5 mẫu của trưởng cũng chính là 5 mẫu của thứ bạn ạ. Vì trưởng thứ có tính chất song song, ví dụ: C/Am, D/Bm, E/ C#m… Thông thường người chơi sẽ chọn 1 trong 2 để nhớ để không bị nhầm lẫn, từ trưởng suy ra thứ là bạn sẽ trừ 1.5 cung, ví dụ C – 1.5 cung ra Am, tương tự cho các tone khác. Còn âm giai thứ nếu bạn muốn nhớ thì nó lại theo công thức 2122122 nên suy ra trên bậc sẽ khác. Tóm lại nếu bạn đã hiểu trưởng rồi bạn cứ vận dụng như mình nói ở trên là đc, ví dụ người ta nói chơi tone Ebm đi thì bạn cứ áp dụng nhạnh mẫu bậc 6 với nốt gốc là Eb ở dây 6 ngăn 11 là được.

  2. Thanks! Nghĩ mãi câu trả lời của bạn mình mới hiểu.mỗi âm giai trưởng nó lại có một âm giai thứ đi kèm VD: C-Am,G-Em,B-C#m….v..v. muốn biết được 5 mẫu của thứ thì phải nhìn sang 5 mẫu của âm giai trưởng cùng CẶP…mẫu bậc 6 của âm giai trưởng chính là mẫu bậc 1 của âm giai THỨ từ đó suy ra các mẫu bấm tiếp theo của âm giai thứ dựa VÀO âm giai trưởng…đơn giản vậy mà nghĩ nát óc hic

Trả lời Luân Nguyễn Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *